Nữ ký giả tự do Huỳnh Thục Vy bị tòa án Đăk Lăk kết án 2 năm 9 tháng tù giam. Được hoãn thi hành án cho đến khi con gái tròn 3 tuổi. Cấm rời khỏi nơi cư trú cho đến ngày thi hành án.

Số lượng công an đứng vây quanh mấy vòng trong ngoài tòa án hơn 100 người, ngoài ra còn có xe cứu thương, xe cứu hỏa, 5-6 chiếc xe hơi lớn, hai xe cảnh sát giao thông,..
Giữa một rừng “phe địch” và lác đác “phe ta” như vậy, ký giả Huỳnh Thục Vy không đứng. Cô nói: “Tôi ngồi, tôi không đứng. Tôi không cần thiết dành sự tôn trọng cho người đàn áp”

Luật sư Đặng Đình Mạnh, người bào chữa cho nhà hoạt động Huỳnh Thục Vy tại phiên tòa ngày 30/11/2018 cho biết sau phiên xử rằng: “Chính Huỳnh Thục Vy mới là người làm chủ phiên tòa!” (1)
Nhà tranh đấu Nancy Nguyễn bình luận về tấm hình chụp Thục Vy tại phòng xử án: “Nàng ấy đẹp, tự tin, kiên cường.“
Nhà tranh đấu Nguyễn Hoàng Vi thì nhận xét: “Tôi chưa thấy bị cáo nào ra toà mà xinh đẹp, lại tỏ vẻ xem thường toà cộng sản như cô này!“
Toà đã xét xử và tuyên án xong trong chiều nay. Án bỏ túi đã xử xong rồi: 2 năm 9 tháng tù, tạm hoãn thì hành án vì có con nhỏ và đang mang thai ( không được đi khỏi nơi cư trú)- người nhà của Thục Vy cho biết.

Nhà văn Huỳnh Ngọc Tuấn, thân phụ của ký giả Huỳnh Thục Vy cho biết: ” Phiên toà không có âm thanh nên không nghe rõ dù tôi đang ngồi hàng ghế đầu”.
Biện hộ cho bị cáo Huỳnh Thục Vy trong phiên toà hôm nay là luật sư Đặng Đình Mạnh.
Nhà tranh đấu Lư Văn Bảy nhận xét về bản án trên đối với Thục Vy như sau: “Bất cứ một hình phạt nào đối với anh thư Huỳnh Thục Vy cũng đều vi phạm luật pháp.”
Chị Phạm Ánh Tuyết, bạn của Thục Vy cho biết cô bị an ninh ngăn cản không cho vào phòng dự phiên toà xét xử bạn mình, nữ ký giả sinh năm 1985. Trao đổi với phóng viên của Nghiệp đoàn báo chí Việt Nam, chị Ánh Tuyết cho rằng phiên toà như vậy là không được, vì nó đề là xử công khai nhưng lại hạn chế số người thân của bị cáo đến dự khán.
Cô giáo Huỳnh Thị Xuân Mai, mẹ kế của Thục Vy đến dự phiên toà hôm nay 30/11/2018 tường thuật như sau: “Hôm nay gặp phải một công an vô cùng khiếm nhã, rất vô phép vô lễ là Nguyễn Thái Bình, số hiệu 387-212.”
Trước đó, anh Lê Khánh Duy-chồng của nữ ký giả Huỳnh Thục Vy từ Buôn Hồ hôm 29 tháng 11 ( một ngày trước khi xảy ra phiên xét xử) đưa ra dự đoán 2 năm tù giam, 1 năm quản chế, tất cả đều hoãn. Kết quả phiên sơ thẩm chiều nay đúng với dự đoán của anh, sai số chỉ chênh lệch tính bằng ngày.

Luật gia Cao Minh Tâm phân tích sự việc như sau: “Không luận bàn yếu tố chính trị.
Cáo trạng cho biết là cô Huỳnh Thục Vy chạy xe gắn máy đến trước khu nhà dân, và hành động này được xịt ở lá cờ treo trước nhà người dân ấy, chứ không phải lá cờ (hiểu theo nghĩa vật chất) thuộc quyền sở hữu của cô Huỳnh Thục Vy.
Giá trị vật chất lá cờ là dưới 2 triệu, nên hành vi này trước tiên xử phạt hành chính, với khung phạt hình như là 500 ngàn đồng (mức xử phạt tiền, tôi không nhớ cụ thể). Lá cờ đó theo cáo trạng là chính quyền địa phương xuất ngân sách để mua và treo dọc hai bên nhà dân phố núi. Như vậy nếu khởi tố hình sự, cần có người bị hại là ông/ bà chủ tịch đại diện chính quyền nơi đó.
Còn ở tù về tội xúc phạm Quốc kỳ thì ở Việt Nam từng xử. Tháng 3-2014, Tòa thị xã Vĩnh Châu (tỉnh Sóc Trăng) xử 2 thanh niên về tội này khi phá 2 cờ trước nhà dân. Án tù 1 năm.
Lập luận về kích thước lá cờ có thể không tuân thủ theo Thông tư số 68/VHTT-TT ngày 24 tháng 8 năm 1993, nhưng ý chí về hành vi lúc đó của cô Huỳnh Thục Vy thì đây là lá cờ mà cô muốn qua hành động để diễn đạt quyền của mình.
Tình huống ở đây là nếu cô Huỳnh Thục Vy tự bỏ tiền ra mua lá cờ, sau đó có hành vi như cáo trạng nêu, thì đó mới là sự phản kháng phù hợp với lập luận bào chữa dựa trên công pháp. Còn nếu cả hai lá cờ (vật chất) đều thuộc quyền sở hữu của chính quyền địa phương, thì hành vi này của cô Huỳnh Thục Vy là không phù hợp. [2]
Chia sẻ này, xin nhắc lại, chỉ thuần vấn đề pháp lý muốn trao đổi.“
Viết bởi Chi Nhã– phóng viên của Nghiệp đoàn báo chí Việt Nam, thường trú tại Hà Nội
Bài viết thuộc Chương trình bảo vệ ký giả do Nghiệp đoàn báo chí Việt Nam tổ chức. Xem chi tiết về chương trình tại đây: https://goo.gl/hKPcJX
Đăng lần đầu ngày 30/11/2018- Cập nhật mới nhất ngày 02/12/2018
Chú thích:
(1) Trích lời Huỳnh Thục Vy trả lời phỏng vấn Đài Á châu Tự do sau phiên tòa.
[2] Để ngắn gọn bài báo, chúng tôi đã lược bỏ đoạn sau đây:
Tham khảo góc nhìn liên quan vụ việc này của nhà báo Phạm Duy Hiển, tức dịch giả Phạm Nguyên Trường trên trang facebook cá nhân của ông: https://www.facebook.com/pham.nguyentruong/posts/2256917841008816
Về thế giới, xin tham khảo thêm 2 trang https://en.wikipedia.org/wiki/Flag_desecration; https://www.msuilr.org/msuilr-legalforum-blogs/2017/3/23/a-survey-of-flag-desecration-laws-around-the-world
Không luận bàn yếu tố chính trị.
Cáo trạng cho biết là cô HTV chạy xe gắn máy đến trước khu nhà dân, và hành động này được xịt ở lá cờ treo trước nhà người dân ấy, chứ không phải lá cờ (hiểu theo nghĩa vật chất) thuộc quyền sở hữu của cô HTV.
Giá trị vật chất lá cờ là dưới 2 triệu, nên hành vi này trước tiên xử phạt hành chính, với khung phạt hình như là 500 ngàn đồng (mức xử phạt tiền, tôi không nhớ cụ thể). Lá cờ đó theo cáo trạng là chính quyền địa phương xuất ngân sách để mua và treo dọc hai bên nhà dân phố núi. Như vậy nếu khởi tố hình sự, cần có người bị hại là ông/ bà chủ tịch đại diện chính quyền nơi đó.
Còn ở tù về tội xúc phạm Quốc kỳ thì ở Việt Nam từng xử. Tháng 3-2014, Tòa thị xã Vĩnh Châu (tỉnh Sóc Trăng) xử 2 thanh niên về tội này khi phá 2 cờ trước nhà dân. Án tù 1 năm.
Lập luận về kích thước lá cờ có thể không tuân thủ theo Thông tư số 68/VHTT-TT ngày 24 tháng 8 năm 1993, nhưng ý chí về hành vi lúc đó của cô HTV thì đây là lá cờ mà cô muốn qua hành động để diễn đạt quyền của mình.
Tình huống ở đây là nếu cô HTV tự bỏ tiền ra mua lá cờ, sau đó có hành vi như cáo trạng nêu, thì đó mới là sự phản kháng phù hợp với lập luận bào chữa dựa trên công pháp. Còn nếu cả hai lá cờ (vật chất) đều thuộc quyền sở hữu của chính quyền địa phương, thì hành vi này của cô HTV là không phù hợp.
Tham khảo góc nhìn liên quan vụ việc này của nhà báo Phạm Duy Hiển, tức dịch giả Phạm Nguyên Trường trên trang facebook cá nhân của ông: https://www.facebook.com/pham.nguyentruong/posts/2256917841008816
Về thế giới, xin tham khảo thêm 2 trang https://en.wikipedia.org/wiki/Flag_desecration; https://www.msuilr.org/msuilr-legalforum-blogs/2017/3/23/a-survey-of-flag-desecration-laws-around-the-world
Chia sẻ này, xin nhắc lại, chỉ thuần vấn đề pháp lý muốn trao đổi.
Số lượt thíchSố lượt thích